0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

HomeBlog'Chìa khóa' phát hiện sớm sốt xuất huyết, phòng ngừa biến chứng...

‘Chìa khóa’ phát hiện sớm sốt xuất huyết, phòng ngừa biến chứng nặng

Triệu chứng sốt xuất huyết thường bị nhầm lẫn với các bệnh như sốt, cảm hoặc sốt phát ban đỏ, sốt siêu vi, COVID-19… Nếu không phát hiện và được chẩn đoán kịp thời, người bệnh có thể trở nặng thậm chí tử vong.

TS. BS Nguyễn Minh Tuấn – Trưởng khoa Sốt xuất huyết – Huyết học, Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã chia sẻ với Báo Sức khỏe và Đời sống “chìa khóa” để phân biệt sốt xuất huyết với sốt do COVID-19, sốt ở bệnh tay chân miệng hoặc là sốt thông thường.

Theo bác sĩ Tuấn, đặc điểm sốt xuất huyết là sốt cao đột ngột, thường là từ 39-40 độ C kèm theo dấu hiệu da xung huyết và ửng đỏ, người bệnh thường mệt mỏi, buồn nôn, ăn uống kém. Sang ngày thứ 3 đến ngày thứ 6, người bệnh có biểu hiện xuất huyết tự nhiên trên cơ thể như: chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu mũi, chảy máu cam, ói ra máu, đi tiêu phân đen hoặc là xuất huyết âm đạo bất thường ở bé gái tuổi dậy thì.

Còn đối với COVID-19, triệu chứng thường là sốt nhẹ nhưng nổi bật lại là các triệu chứng đường hô hấp như: Ho, hắt hơi, đau họng, sổ mũi…

Riêng đối với bệnh tay chân miệng thì chỉ sốt nhẹ 37,5-38 độ, nổi bật là bệnh gây ra các tổn thương hồng ban, bóng nước ở vị trí lòng bàn tay, lòng bàn chân, ở gối, ở mông bên cạnh là các vết loét bóng nước ở miệng…

Còn đối với sốt thông thường do đi ngoài đường nóng về thì chỉ âm ấm, không kèm theo những biểu hiện khác.

"Chìa khóa" phát hiện sớm sốt xuất huyết phòng ngừa biến chứng nặng - Ảnh 1.

TS.BS Nguyễn Minh Tuấn – Trưởng khoa Sốt xuất huyết – Huyết học Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), thăm khám bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Ảnh: Xuân Mai

Cũng theo TS. BS Nguyễn Minh Tuấn, ở trong giai đoạn đầu nếu chỉ phát hiện sốt mà không chú ý triệu chứng đi kèm thì chúng ta rất dễ nhầm sốt xuất huyết với các loại sốt khác. Ở người bị sốt xuất huyết, thường ngày thứ 3 trở đi người bệnh mới bắt đầu có khuynh hướng biểu hiện dấu hiệu chấm xuất huyết trên cơ thể như các nốt chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam…

“Nếu người bệnh không có các nốt chấm xuất huyết ngoài, để biết có bị sốt xuất huyết không, chúng ta có thể dùng nghiệm pháp dây thắt để phát hiện sớm dấu hiệu xuất huyết. Theo đó, chúng ta dùng 1 dây thắt là dây garo hoặc máy đo huyết áp bơm hơi lên và giữ ở vị trí chỉ số huyết áp trung bình ở phần cánh tay rồi thả ra. Sau đó, chúng ta quan sát ở vị trí chỗ dưới quấn băng đo huyết áp ấy có nhiều chấm li ti nổi lên mà đè vào không mất đi, đó là sốt xuất huyết.

Trong khi đó, với những nốt muỗi đốt, những vết phát ban khi mà đè căng da xung quanh chúng sẽ mất đi. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác có bị sốt xuất huyết không thì người bệnh nên làm thêm các xét nghiệm ở các phòng khám và bệnh viện”, bác sĩ Tuấn cho hay.

1. Có nên dùng thuốc hạ sốt khi mắc sốt xuất huyết?

TS. BS Nguyễn Minh Tuấn cho biết, thuốc hạ sốt khá an toàn đặc biệt khi sốt cao, giúp giảm đau và mệt mỏi, giảm mất nước và giảm nguy cơ co giật cho trẻ dưới 6 tuổi khi trẻ có tiền sử sốt cao co giật. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc hạ sốt quá liều quy định có thể hại men gan, đặc biệt là bản thân sốt xuất huyết đã ảnh hưởng đến chức năng gan.

Bác sĩ Tuấn khuyến cáo rằng, người bị sốt xuất huyết chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi trên sốt 39 độ C, còn dưới 39 độ C nên uống nước nhiều, lau mát, mặc quần áo thoáng mát.

Người bệnh sốt xuất huyết đặc biệt không nên dùng thuốc Aspirin, Ibuprofen bởi có thể gây viêm loét dạ dày, dẫn đến xuất huyết và giảm tiểu cầu khiến tình trạng sốt xuất huyết nặng hơn.

Người bị bệnh sốt xuất huyết chỉ nên dùng những thuốc hạ sốt an toàn, đó là paracetamol, liều thông thường đối với trẻ nhỏ là 10 – 15 mg/kg/liều, các liều cách nhau ít nhất 4 – 6 giờ, liều dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên là 325 – 650 mg cách nhau ít nhất 4 – 6 giờ hoặc 1000 mg cách nhau 6 – 8 giờ.

2. Bổ sung Yến Sào giúp nhanh hồi phục sức khỏe sau sốt xuất huyết.

  • Yến sào được xếp vào bát trân ngự thiện – một trong 8 món ăn quý tộc vương giả. Với hàm lượng dưỡng chất, vitamin dồi dào, đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh công dụng của yến sào với sức khỏe con người. Trong cuốn ” Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” có viết: Tổ yến chứa hàm lượng protein khá cao, 42.8% – 54.9% nhiều hơn thịt và cá, các acid amin không thay thế được và rất cần thiết cho cơ thể con người như cystein, phenylalanin, tyrosin…; đường glucose với hàm lượng cao, lượng mỡ thấp, các vitamin B, C, E, PP… các muối natri, sắt, phosphor, các nguyên tố vi lượng như Kẽm, Sắt, Crom, Canxi, Magie…
  • Sở hữu 18 axit amin được xác định trong đó các axit amin có hàm lượng cao nhất là serine (15,4%), valine (10,7%), tyrosine (10,1%) và isoleucine (10,1%). Đây là các acid amin quan trọng để sản xuất năng lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh chức năng tế bào và xây dựng hệ thống miễn dịch bằng cách sản xuất các globulin miễn dịch và kháng thể. Vì vậy mà ăn tổ yến thường xuyên sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.

set 30g yến

Yến Sào chứa hầu hết các dưỡng chất cần thiết cho sự phục hồi cơ thể

  • Với hàm lượng dưỡng chất dồi dào như vậy, tổ yến thường được dùng cho người sau thời gian ốm dậy, người gầy yếu suy nhược, người già, trẻ em suy dinh dưỡng… Trong mùa hè nắng nóng, tình trạng mệt mỏi, uể oải, ăn uống kém có thể gặp ở bất kỳ ai, vậy nên chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng yến sào để bổ sung dinh dưỡng, chăm sóc và bảo vệ cơ thể khỏi sốt xuất huyết.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

- Advertisement -Newspaper WordPress Theme

Bài mới nhất

Hành Trình Sức Khỏe Tốt: 10 Bước Đơn Giản Nhưng Hiệu Quả!

Sức khỏe tốt không chỉ là một mục tiêu, mà là một hành trình liên tục đòi hỏi sự chăm sóc toàn diện từ...

Tại Sao Nên Sử Dụng Yến Sào Nha Trang – Bí Mật Của Sức Khỏe và Sự Tinh Tế

Yến sào Nha Trang, một kho báu quý giá từ biển cả, trở thành một lựa chọn phổ biến để chăm sóc sức khỏe...

Quà Tết Độc Đáo và Phong Cách: Khám Phá Yến Sào Như Món Quà Hoàn Hảo

Quà Tết - Mỗi dịp Tết đến, việc tìm kiếm một món quà ý nghĩa và độc đáo để gửi đến người thân và...

CỬA HÀNG