Cần làm gì để tăng sức đề kháng cho trẻ? Để hỗ trợ hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho trẻ và giúp trẻ có sức khỏe tốt cha mẹ cần kết hợp hiệu quả chế độ dinh dưỡng hàng ngày với các biện pháp chăm sóc, phòng tránh bệnh.
1. Cho trẻ uống đủ nước.
Uống đủ nước là một trong những cách tăng sức đề kháng cho trẻ. Nước có tác dụng đưa bạch cầu đi khắp cơ thể, đồng thời đào thải những chất độc hại ra ngoài thông qua tuyến mồ hôi. Một lượng nước vừa đủ mỗi ngày sẽ giúp tăng cường trao đổi chất ở trẻ, cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho tế bào.
Vì vậy cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen uống đủ nước mỗi nhày. Lượng nước cần thiết cho trẻ phụ thuộc vào đọ thuổi, cân nặng và cường độ hoạt động vui chơi của từng bé. Lượng nước uống trung bình mỗi ngày cho trẻ 1 – 3 tuổi là 1300ml nước, trong đó 900ml là từ nước uống và 400ml còn lại là từ canh, trái cây, sinh tố…
Uống đủ nước 1 trong những cách đơn giản nhất giúp tăng sức đề kháng cho trẻ
2. Bổ sung các chất tăng sức đề kháng cho trẻ vào thực đơn.
Cá: cha mẹ nên bổ sung cá thường xuyên trong thực đơn hàng ngày của trẻ vì cá có chứa chất oxy hóa rất tốt cho hệ miễn dịch.
Yến Sào: Protein là thành phần phong phú nhất của tổ yến. Yến sào chứa tất cả các axit amin thiết yếu trong đó protein được tạo ra. Ngoài ra nó còn chứa hơn 16 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho trẻ như Sắt, Kẽm, Canxi… các vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A, vitamin B… những yếu tố trên cho thấy Yến Sào là 1 siêu thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
Yến Sào – thực phẩm chứa đầy đủ dưỡng chất cho việc tăng sức kháng cho trẻ
Các thực phẩm giàu kẽm như tôm , cua, gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc… không chỉ cung cấp đầy đủ chất kẽm cho cơ thể mà còn giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ chống lại những vi rút gây bệnh.
Khoai lang: loại củ này có chứa nhiều beta carotene, vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn đồng thời giúp nhuận tràng, tránh táo bón ở trẻ.
Các loại trái cây chứa chất tăng sức đề kháng cho trẻ: chuối giàu vitamin B6, chất xơ tiêu hóa và kali, cam và quýt với lượng vitamin C dồi dào, nho chứa nhiều chất chống oxy hóa cao… có tác động tích cực đến hệ miễn dịch.
3. Cho trẻ ăn 1 cách khoa học.
Không những chú trọng đến việc cho trẻ ăn gì và ăn bao nhiêu, cha mẹ cũng nên quan tâm đến việc cho trẻ ăn thế nào là đúng cách để tăng sức đề kháng. Cần tạo cho trẻ ăn đúng giờ, đều đặn, thay đổi thực đơn thường xuyên để tạo hứng thú và cảm giác ngon miệng cho bé. Một bữa ăn đảm bảo chất dinh dưỡng là phải đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, không nên chỉ tập trung vào một loại chất.
4. Cho trẻ ngủ đủ giấc.
Một giấc ngủ sâu và đủ dài là rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, hỗ trợ tăng sức đề kháng, phát triển trí tuệ, chiều cao và cân nặng của trẻ, giúp trẻ có tinh thần thoải mái, chơi ngoan cả ngày. Vì vậy cha mẹ cần đảm bảo cho trẻ một giấc ngủ sâu 8 -11 tiếng tùy theo độ tuổi.
Tổng thời gian giấc ngủ trong ngày theo AASM (American Academy of Sleep Medicine) 2016:
- 4 – 12 tháng: 12 – 16 tiếng (bao gồm cả ngủ trưa)
- 1 – 2 tuổi: 11 – 14 tiếng (bao gồm cả ngủ trưa)
- 3 – 5 tuổi: 10 – 13 tiếng (bao gồm cả ngủ trưa)
- 6 – 12 tuổi: 9 – 12 tiêng (bao gồm cả ngủ trưa)
Ngủ đủ giấc cực kỳ quan trọng trong việc tăng sức đề kháng cho trẻ
5. Thực hiện các biện pháp phòng, tránh bệnh cho trẻ.
5.1. Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch.
Cha mẹ cần đảm bảo cho trẻ được tham gia đầy đủ các đợt tiêm phòng bắt buộc trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Đối với các vắc xin dịch vụ, cha mẹ có thể cân nhắc tùy theo điều kiện của gia đình.
5.2. Dạy trẻ cách giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Cha mẹ nên làm gương và tập cho trẻ thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi vui chơi hay đi từ bên ngoài về. Cha mẹ cũng cân nhắc trẻ không được dụi mắt bằng tay, vì tay là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với các vật ở môi trường bên ngoài, chứa hàng nghìn vi khuẩn nếu không được rửa sạch.