0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

HomeBlogNhu cầu Protein trong quá trình điều trị ung thư và tác...

Nhu cầu Protein trong quá trình điều trị ung thư và tác dụng của Yến Sào.

Protein là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất trong khẩu phần ăn của bệnh nhân ung thư. Nhu cầu protein của mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính, trọng lượng cơ thể và mức độ hoạt động. Tuy nhiên nhu cầu protein của bệnh nhân ung thư sẽ cao hơn so với bình thường, bởi họ đang trong quá trình điều trị bệnh.

Tại sao Protein lại quan trọng với cơ thể?

Protein là các đại phân tử được tạo thành từ các axit amin. Protein giúp đảm bảo sự phát triển của các mô cơ thể và duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Vai trò của protein trong cơ thể bao gồm:

  • Hình thành và duy trì cơ bắp, mô liên kết, tế bào hồng cầu, enzyme và hormone.
  • Vận chuyển nhiều hợp chất trong cơ thể và cả thuốc
  • Đảm bảo sự cân bằng của chất lỏng trong cơ thể.
  • Chống nhiễm trùng và tăng cường khả năng miễn dịch.

Nói chung, chế độ ăn uống hằng ngày thường cung cấp đủ protein. Tuy nhiên, khi đang phẫu thuật hoặc điểu trị ung thư nhu cầu protein có thể tăng lên do bệnh ung thư hoặc các phương pháp điều trị ung thư. Với một số bệnh ung thư, tình trạng tăng trao đổi chất có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng protein, chất béo và carbohydrate, từ đó làm tăng nhu cầu protein. Bên cạnh đó, tác dụng phụ của điều trị ung thư làm giảm sự thèm ăn, khiến cho bệnh nhân ăn ít hơn và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cơ bắp. Điều này dẫn đến giảm cân và cơ thể bắt đầu cạn kiệt nguồn protein. Bổ sung đủ protein có thể ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình này. Điều quan trọng là phải biết các nguồn thực phẩm cung cấp protein và cần tăng cường bổ sung những thực phẩm này trong bữa ăn chính, phụ hằng ngày. Các nguồn protein tốt bao gồm thịt nạc, cá, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, đậu khô, đậu Hà Lan, các loại thực phẩm từ đậu nành và đặc biệt là yến sào với hàm lượng protein cao.

Cách tính nhu cầu protein như thế nào?

Nhu cầu về calo và protein của mỗi cá nhân sẽ khác nhau tùy thuộc vào một số yếu tố, chẳng hạn như tuổi tác, giới tính, trọng lượng cơ thể và mức độ hoạt động. Dưới đây là cách ước tính nhanh về nhu cầu protein hằng ngày dựa theo trọng lượng cơ thể:

  • Chia trọng lượng theo đơn vị pound cho 2 (ví dụ: 180 pound ÷ 2 = 90). Kết quả chính là số gam protein cần bổ sung mỗi ngày (90 gam protein).

Tuy nhiên, nhu cầu protein hàng ngày cho bệnh nhân ung thư thường cao hơn bình thường. Sau phẫu thuật, hóa trị và xạ trị, thường cần tăng cường bổ sung protein để thúc đẩy chữa lành các mô và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Lưu ý thay vì ăn tất cả lượng protein cần thiết trong một bữa ăn, tốt hơn là nên chia lượng protein cần thiết thành nhiều bữa trong ngày. Điều này giúp ngăn ngừa phân giải protein trong cơ thể và thúc đẩy quá trình lưu trữ protein. Thông thường có thể bổ sung 20 đến 30 gam protein trong mỗi bữa ăn chính và 10 đến 15 gam protein trong mỗi bữa ăn nhẹ.

Tác dụng của Yến Sào với người bệnh ung thư.

Trong thành phần của yến sào protein chiếm từ 40 đến 50%, ngoài ra còn chứa 18 loại axit amin, 31 nguyên tố khoáng vi lượng quý và các hoạt chất quý có tác dụng phục hồi các cơ và mô cơ, giúp hình thành tế bào mới (Valine). Yến sào có chứa lysine, có tác dụng giúp phục hồi sau chấn thương hay sau phẫu thuật, có chức năng làm giảm đau.

Trong tổ yến còn có một số thành phần giúp hạn chế sự phát triển các tế bào ung thư, tránh việc lây lan các tế bào ung thư ra chỗ khác (di căn khối u). Ngoài ra nó còn chứa nguyên tố chống lão hóa, chống tia phóng xạ như se-len có tác dụng chống nhiễm độc. Một số hoạt chất trong yến sào có tác dụng tổng hợp các hormone, enzym, và giúp cơ thể tạo ra chất kháng thể.

yen nguyen to rut long

Yến Sào chứa hàm lượng protein cực cao từ 40 đến 50% / 100gr yến

Bất cứ khi nào bệnh nhân ung thư trải qua quá trình hóa trị thì cả tế bào tốt và xấu đều bị tiêu diệt. Một trong số những tế bào tốt đó là tế bào B – một loại tế bào bach cầu tạo ra kháng thể bảo vệ bạn khỏi bệnh tật. Việc mất đi tế bào B khiến bệnh nhân trở nên dễ mắc phải nhiều loại bệnh.

Một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc tìm hiểu về khả năng ăn yến sào có thể tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy họ đã tiến hành một nghiên cứu để chuột bị nhiễm phóng xạ, sau đó cho chúng ăn yến sào để phục hồi. Kết quả cho thấy, yến sào có một loại protein nhất định giúp tăng tốc độ tạo ra các tế bào B, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của người bệnh.

Nguồn: Vinmec

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -Newspaper WordPress Theme

Bài mới nhất

Hành Trình Sức Khỏe Tốt: 10 Bước Đơn Giản Nhưng Hiệu Quả!

Sức khỏe tốt không chỉ là một mục tiêu, mà là một hành trình liên tục đòi hỏi sự chăm sóc toàn diện từ...

Tại Sao Nên Sử Dụng Yến Sào Nha Trang – Bí Mật Của Sức Khỏe và Sự Tinh Tế

Yến sào Nha Trang, một kho báu quý giá từ biển cả, trở thành một lựa chọn phổ biến để chăm sóc sức khỏe...

Quà Tết Độc Đáo và Phong Cách: Khám Phá Yến Sào Như Món Quà Hoàn Hảo

Quà Tết - Mỗi dịp Tết đến, việc tìm kiếm một món quà ý nghĩa và độc đáo để gửi đến người thân và...

CỬA HÀNG