Khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm là giai đoạn bùng nổ dịch Sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm dễ lây lan thành dịch ở trẻ và có thể để lại nhiều biến chứng nặng nên các mẹ cần phải có cách chăm sóc thích hợp. Do đó bố mẹ cần phải có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để con mau khỏi bệnh và nhanh phục hồi sức khỏe. Hãy cùng Yến Sào Nguyên Hương tìm hiểu cách xử lý khi trẻ mắc Sốt Xuất Huyết và công dụng của Yến Sào trong việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ trong và sau khi bị Sốt xuất huyết nhé!
Làm gì khi trẻ bị Sốt xuất huyết?
Hạ sốt bằng thuốc đúng cách
Cách giảm thân nhiệt nhanh chóng nhất là dùng thuốc hạ sốt. Theo các bác sĩ, người bị sốt quá 39ºC có thể sử dụng paracetamol (Hapacol) để hạ sốt. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý liều lượng thuốc khi cho trẻ nhỏ dùng (10 – 15mg/kg cân nặng).
Bạn có thể dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhiều lần trong ngày nếu cần thiết. Mỗi lần uống thuốc nên cách nhau khoảng 4 – 6 giờ. Nếu vẫn không hạ sốt thì tốt nhất nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện để tránh bệnh diễn biến nặng.
Một lưu ý khác bạn cần nhớ là không sử dụng những loại thuốc hạ sốt khác như aspirin, ibuprofen… khi bị sốt xuất huyết. Các loại này có nguy cơ khiến những triệu chứng sốt xuất huyết còn lại như đau đầu, nhức mỏi cơ thể, buồn nôn… trở nặng.
Bổ sung dinh dưỡng
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo cho người bệnh đầy đủ chất, cân đối 4 nhóm chất đường, bột, đạm, béo; không nên kiêng khem dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể.
Bạn có thể chia nhỏ bữa, điều này giúp bé có thể vừa nhận đủ chất và ngon miệng hơn. Nếu bé còn bú mẹ, bạn nên cho bé bú sữa nhiều hơn để đề đề phòng tình trạng mất nước.
Bổ sung thực phẩm giàu protein, chẳng hạn như Yến Sào sữa, trứng và các sản phẩm từ sữa. Bạn nên phân chia chúng một cách hợp lý vào các bữa ăn. Cá và thịt gà cũng là những thực phẩm tốt cho người bệnh sốt xuất huyết bởi những thực phẩm này có khả năng tăng cường sức khỏe, từ đó giúp đánh bại virus sốt xuất huyết.
Sau khi trẻ khỏi bệnh sốt xuất huyết, bố mẹ nên cho trẻ ăn uống điều độ và ăn bù nhằm bổ sung dinh dưỡng trong khoảng thời gian bé bị ốm, hạn chế để bé bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng. Theo đó, bố mẹ cần kiên trì nấu ăn ngon cho trẻ và ưu tiên các loại đồ ăn giàu vitamin D, A, kẽm, sắt, khoáng chất và các loại hoa quả giàu vitamin.
Uống đủ nước
Sốt xuất huyết có khả năng thúc đẩy quá trình bay hơi nước trong cơ thể diễn ra nhanh hơn. Từ đó, bạn sẽ có nguy cơ rơi vào trạng thái mất nước. Nhằm khắc phục vấn đề này, bác sĩ khuyến nghị người bệnh nên chú trọng việc bổ sung nước cho cơ thể, bao gồm:
- Bé từ năm tuổi trở xuống: uống 0,5 – 1 lít nước trong một ngày.
- Trẻ lớn hơn năm tuổi: cố gắng tiêu thụ 1,5 – 2,5 lít chất lỏng trong ngày.
Nước lọc đã đun sôi và để nguội luôn là lựa chọn hàng đầu trong mọi tình huống. Mặt khác, bạn còn có thể chọn uống nước bổ sung ion để phòng ngừa tình trạng rối loạn điện giải. Ngoài ra, một số lựa chọn khác cũng có khả năng khắc phục tình trạng mất nước như nước ép trái cây chứa nhiều vitamin C và dùng thức ăn loãng dễ nuốt như súp, sữa, cháo…
Công dụng của Yến Sào trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ trong và sau khi bị Sốt xuất huyết.
Bổ sung Yến Sào vào bữa ăn cho trẻ: vì Yến Sào rất mát, dễ nuốt, đặc biệt khi chưng yến với đường phèn sẽ có vị ngọt dễ ăn làm cho trẻ thích thú ăn.
Yến Sào chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quý có trong tổ yến như: 45 đến 55% là protein, 4,69% là aspartic acid, 5,27% là proline, 4,5% là cystein và phenylalamine, 8,6% là acidsyalic… cùng 31 loại nguyên tố vi lượng và 18 loại axit amin quý khác, Yến Sào Nguyên Hương giúp bổ sung cho nhu cầu dinh dưỡng rất cao của trẻ nhỏ, không sợ thiếu chất khi trẻ mệt mỏi, biếng ăn do sốt xuất huyết gây ra.
Yến Sào là nguồn cung cấp Protein và nhiêu nguyên tố vi lượng cần thiết cho trẻ em
Yến Sào còn là nguồn cung cung cấp các nguyên tố vi lượng như Sắt, Đồng, Kẽm, Brom, bổ sung canxi, các axit amin và nhiều nguyên tố đa vi lượng quý rất có ích cho quá trình phục hồi sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, dùng Yến Sào thường xuyên sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, tăng cường các kích thích sinh trưởng của tế bào, kích thích quá trình tiêu hóa tốt hơn hỗ trợ tốt cho trẻ biếng ăn và mau lớn.
Đặc biệt, đạm trong Yến Sào được cấu thành từ 20 loại axit amin, bảo gồm cả 8 loại axit amin cơ thể không tự tổng hợp được. 20 loại axit amin này là nguyên liệu để tái tạo mô cơ thể, cũng như cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động không ngừng ở trẻ, giúp trẻ tăng cường sức khỏe một cách tổng thể.
Yến Sào chứa 1.43% axit amin Alanine giúp tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ chống lại những tác động ngoại xâm từ cơ thể, chống lại virut gây bệnh. Các nghiên cứu cũng cho thấy yến sào có thể vô hiệu hóa virus trong các tế bào và ức chế sự ngưng kết hồng cầu của virus trong hồng cầu của người. Khả năng này có được do dư lượng của chuỗi đường syalyl trong tổ yến sào và được cải thiện đáng kể khi được xử lý với enzyme tuyến tụy pancreatin F có chứa protease để thủy phân các glycoprotein thành các glycopeptides giúp trẻ mau lành bệnh.