0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

HomeBlogBổ sung chất dinh dưỡng gì khi bị sốt xuất huyết để...

Bổ sung chất dinh dưỡng gì khi bị sốt xuất huyết để nhanh khỏi bệnh?

Trước tình hình số ca mắc bệnh sốt xuất huyết đang tăng nhanh tại nhiều tỉnh, thành, nhất là đang trong mùa mưa bão là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi. Khi bị sốt xuất huyết, ngoài việc phát hiện sớm bệnh để xử trí kịp thời thì việc chăm sóc dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng để người bệnh nhanh khỏi.

1. Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm và chưa có vaccine phòng ngừa

Bệnh sốt xuất huyết hay sốt xuất huyết dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, ở Việt Nam bệnh lây truyền chủ yếu từ muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn). Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là trẻ em và gây thành dịch.

Biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue gây trụy tim mạch. Bệnh chưa có vaccine phòng ngừa và không có kháng sinh đặc trị. Nên bên cạnh chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết, việc phát hiện, điều trị sớm và chăm sóc dinh dưỡng rất cần thiết.

Bổ sung chất dinh dưỡng gì khi bị bệnh sốt xuất huyết để nhanh khỏi bệnh? - Ảnh 1.

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra.

2. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cho người bệnh sốt xuất huyết

Nhu cầu năng lượng và các dưỡng chất phụ thuộc vào các đặc điểm: tuổi, nhân trắc và mức độ nhiễm khuẩn của từng người bệnh.

2.1. Những chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho người bị sốt xuất huyết bao gồm:

Protein: Người bị bệnh sốt xuất huyết cần được cung cấp đạm (protein) cao hơn bình thường nhưng khi bị bệnh, khả năng ăn uống của người bệnh không đáp ứng được, nên trong giai đoạn cấp thăng bằng Nitơ thường âm tính. Tỷ lệ Protein trong khẩu phần tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của người bệnh:

Mức

nhiễm khuẩn

Tổng năng lượng E: nitơ

Kcal do protein so với tổng E

Độ

sốt xuất huyết (*)

Nhẹ

150:1

16%

Độ I

Vừa

120:1

21%

Đô II

Nặng

100:1

25%

Độ III – IV (rất nặng)

(*) Độ I: Giảm tiểu cầu (TC)+ cô đặc máu.

Độ II: Giảm TC + cô đặc máu + chảy máu tự phát.

Độ III: Giảm TC + cô đặc máu + rối loạn huyết động với các dấu hiệu như mạch lăn tăn, huyết áp kẹp (Huyết áp tâm thu – huyết áp tâm trương: < 20 mm Hg), tay chân lạnh, tinh thần lú lẫn.

Độ IV: Giảm TC + cô đặc máu + sốc biểu hiện rõ với các dấu hiệu không có mạch ngoại biên, huyết áp = 0 mm Hg, phải cấp cứu nhanh trụy tim mạch.

Lipid và cacbohydrat: Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu với người bệnh sốt xuất huyết nhằm mục tiêu tăng tỉ lệ đường đơn, đường đôi (nước đường, nước trái cây) và lipid thực vật cho dễ tiêu hóa và hấp thu, tránh sử dụng mỡ động vật vì gây khó tiêu.

Nước: Là chất bổ sung đặc biệt quan trọng, đối với bệnh sốt xuất huyết, việc cung cấp kịp thời nước qua dịch truyền là cần thiết để chống sốc và khi uống được, người bệnh cần uống nhiều nước trái cây, rau quả, mật ong.

Bổ sung chất dinh dưỡng gì khi bị bệnh sốt xuất huyết để nhanh khỏi bệnh? - Ảnh 3.

Cần bổ sung đủ nước cho người bị sốt xuất huyết

Sinh tố và muối khoáng: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung kẽm, canxi, vitamin C, vitamin D, vitamin E… có thể là những bổ trợ hữu ích trong điều trị bệnh sốt xuất huyết trên lâm sàng, bao gồm:

Kẽm: Kẽm can dự vào cấu trúc, xúc tác và điều hòa hàng trăm enzym có liên quan đến tổng hợp protein, tạo kháng thể, phục hồi các tổn thương mô, tạo điều kiện cho sự trưởng thành và hoạt động của tế bào lympho và sản xuất cytokine. Kẽm là một chất chống ôxy hóa có thể phá hủy các gốc tự do gây tổn thương mô. Kẽm có nhiều trong hàu, hải sản, thịt bò, cá, trứng; khoai mỡ, ổi.

-Canxi: Canxi cùng với kẽm có vai trò ổn định màng tế bào. Khi cơ thể bị thiếu canxi trong các trường hợp bệnh nặng sẽ tăng tính thấm của màng tế bào, kích thích các loại cơ bao gồm cơ trơn nên có thể gây tăng tiết dịch, gây phù. Canxi có nhiều trong trứng, tôm cua, hải sản.

-Vitamin A: Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng sinh tế bào B và kích hoạt tế bào T; ảnh hưởng đến hoạt động của đại thực bào và tế bào tiêu diệt tự nhiên. Vitamin A có nhiều trong trứng, gan, các loại trái cây và rau có màu vàng cam như cà rốt, bí đỏ, khoai lang và rau xanh.

– Vitamin C: Có tác dụng lọc các loại oxy phản ứng, tăng sản xuất interferon, tạo điều kiện cho các chức năng thực bào của bạch cầu, có vai trò chống ôxy hóa mạnh, giúp vững bền thành mạch, rất tốt cho người bệnh sốt xuất huyết. Vitamin C có nhiều trong rau và trái cây tươi như cam, bưởi, chanh, cà chua tăng cường sức đề kháng.

– Vitamin D: Các nghiên cứu gần đây cho thấy vitamin D giúp chống viêm và điều hòa miễn. Có đến 80% lượng vitamin D được tạo ra từ tiền vitamin D dưới ánh sáng mặt trời. Bổ sung vitamin D hàng ngày hoặc hàng tuần là có lợi nhất nếu không thể tắm nắng hàng ngày do người bệnh không ra nắng được.

– Vitamin E: Bảo vệ màng tế bào khỏi tác hại của quá trình oxy hóa, loại bỏ các gốc peroxyl, tăng cường chức năng miễn dịch thông qua kích hoạt enzym và thay đổi biểu hiện gen. Vitamin E có trong nhiều trong hạt hướng dương, hạnh nhân, rau bina, bông cải xanh, trái bơ, bí, quả kiwi; cá hồi, tôm, dầu ô liu.

Bổ sung chất dinh dưỡng gì khi bị bệnh sốt xuất huyết để nhanh khỏi bệnh? - Ảnh 5.

Để nhanh hồi phục do sốt xuất huyết, người bệnh cần ăn thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu.

Thức ăn: Với người bệnh sốt xuất huyết, thức ăn cần được chế biến thật mềm, lỏng, nhiều nước, không màu như sữa, bột cháo, súp …. Khi người bệnh ăn khá hơn có thể cho ăn mì, phở, hủ tíu mềm.

Bữa ăn: Các bữa ăn cần được chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày. Trẻ em nên chia thành 6-8 bữa/ngày, người lớn 4 – 6 bữa/ngày.

3. Công dụng của Yến Sào đối với bệnh sốt xuất huyết.

3.1. Nguồn dưỡng chất dồi dào trong Yến Sào.

  • Yến sào được xếp vào bát trân ngự thiện – một trong 8 món ăn quý tộc vương giả. Với hàm lượng dưỡng chất, vitamin dồi dào, đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh công dụng của yến sào với sức khỏe con người. Trong cuốn ” Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” có viết: Tổ yến chứa hàm lượng protein khá cao, 42.8% – 54.9% nhiều hơn thịt và cá, các acid amin không thay thế được và rất cần thiết cho cơ thể con người như cystein, phenylalanin, tyrosin…; đường glucose với hàm lượng cao, lượng mỡ thấp, các vitamin B, C, E, PP… các muối natri, sắt, photpho, các nguyên tố vi lượng…

Yen Tho yến sào đối với bệnh cúm A

Yến Sào đối với bệnh cúm A

  • Với hàm lượng dưỡng chất dồi dào như vậy, tổ yến thường được dùng cho người sau thời gian ốm dậy, người gầy yếu suy nhược, người già, trẻ em suy dinh dưỡng… Khi bị sốt xuất huyết tình trạng mệt mỏi, uể oải, ăn uống kém có thể gặp ở bất kỳ ai, vậy nên chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng yến sào để bổ sung dinh dưỡng, chăm sóc và bảo vệ cơ thể.

3.2. Li ích tuyệt vời của yến sào đối với bệnh sốt xuất huyết.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh giá trị dinh dưỡng của yến sào với sức khỏe con người. Vậy, việc sử dụng yến sào đối với sốt xuất huyết sẽ mang lại lợi ích gì?

Bù năng lượng, phc hi sc khe nhanh chóng

  • Khi mắc cúm A, cơ thể rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi, mất nước, mất khoáng, hoặc chán ăn, tiêu hóa kém. Chỉ cần một 3g yến mỗi ngày, cơ thể ngay lập tức được bù đắp năng lượng, các axit amin cùng vitamin nhóm B, nguyên tố vi lượng trong tổ yến không chỉ bù đắp năng lượng mà còn giúp tăng cường chuyển hóa, hấp thu, tốt cho hệ tiêu hóa để cơ thể được cung cấp dinh dưỡng toàn diện.
  • Bên cạnh đó, cũng có thể chế biến tổ yến thành những món ăn khác nhau dùng hằng ngày sau khi khỏi bệnh, để cơ thể luôn khỏe mạnh, căng tràn sức sống.

Tăng cường đề kháng, h tr h min dch

  • Sở hữu 18 axit amin được xác định trong đó các axit amin có hàm lượng cao nhất là serine (15,4%), valine (10,7%), tyrosine (10,1%) và isoleucine (10,1%). Đây là các acid amin quan trọng để sản xuất năng lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh chức năng tế bào và xây dựng hệ thống miễn dịch bằng cách sản xuất các globulin miễn dịch và kháng thể. Vì vậy mà ăn tổ yến thường xuyên sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Chúng ta vừa trải qua hơn 2 năm chống chọi với dịch bệnh và đủ để thấy tầm quan trọng của hệ miễn dịch là như thế nào.

yến vụn tay chân miệng yến sào đối với bệnh cúm ANhiều công dụng của yến sào đối với bệnh sốt xuất huyết

Kích thích tiêu hóa, b máu b huyết

  • Khi mắc cúm A cơ thể phải cố gắng điều chỉnh thân nhiệt bằng cách tiết mồ hôi để làm mát cơ thể, điều này gây mất nước và dẫn đến cảm giác mệt mỏi, giảm cảm giác thèm ăn. Trong vô số dưỡng chất quý có trong tổ yến, các nhà dinh dưỡng học đã phát hiện ra Cr và một số nguyên tố quý hiếm khác có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy tiêu hóa, kích thích vị giác, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng và chuyển hóa, giúp ăn ngon miệng.

Để mang đến như một sản phẩm bổ sung sức khỏe, yensaonguyenhuong.com mang đến cho cộng đồng các sản phẩm Yến Sào Nha Trang chất lượng cao, cam kết không trộn yến vụn cám vào các tổ yến thành phẩm, không ngâm đường và các hóa chất bảo quản. Tổ Yến đảm bảo nở đều, dai ngon và mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cộng đồng.

Giao hàng miễn phí toàn quốc.

Để hỗ trợ tốt hơn và nâng cao sự hài lòng của khách hàng, Yến Sào Nguyên Hương hỗ trợ giao hàng miễn phí trên toàn quốc trong thời gian nhanh nhất từ 1 đến 2 ngày tại khu vực Nam Miền Trung và Miền Nam, 2 đến 3 ngày tại khu vực Bắc Miền Trung và Miền Bắc.

Đặc biệt giao hàng trong vòng 3 tiếng kể từ lúc nhận được đơn hàng tại khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh (ngoại trừ các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè và Cần Giờ) và khu vực Huyện Cam Lâm và Thành Phố Cam Ranh, Tỉnh Khánh Hòa.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -Newspaper WordPress Theme

Bài mới nhất

Hành Trình Sức Khỏe Tốt: 10 Bước Đơn Giản Nhưng Hiệu Quả!

Sức khỏe tốt không chỉ là một mục tiêu, mà là một hành trình liên tục đòi hỏi sự chăm sóc toàn diện từ...

Tại Sao Nên Sử Dụng Yến Sào Nha Trang – Bí Mật Của Sức Khỏe và Sự Tinh Tế

Yến sào Nha Trang, một kho báu quý giá từ biển cả, trở thành một lựa chọn phổ biến để chăm sóc sức khỏe...

Quà Tết Độc Đáo và Phong Cách: Khám Phá Yến Sào Như Món Quà Hoàn Hảo

Quà Tết - Mỗi dịp Tết đến, việc tìm kiếm một món quà ý nghĩa và độc đáo để gửi đến người thân và...

CỬA HÀNG