Đại dịch đã dần đi qua và trả lại nhịp sống hối hả. Sự bận rộn làm con người ta đôi khi quên rằng sức khoẻ cha mẹ đang dần yếu đi theo năm tháng. Chăm sóc sức khoẻ cho cha mẹ là việc làm thể hiện chữ hiếu của đạo làm con, để hoa hồng luôn thắm tươi trên ngực áo, trọn vẹn yêu thương. Cùng Yến Sào Nguyên Hương tăng cường sức khỏe cha mẹ nhé!
1. Nỗi lòng của những “đứa con bận rộn”
Chiều cuối tuần nhưng vợ chồng chị Minh Hiền, một tiểu thương ở TP.HCM đóng cửa hàng sớm hơn thường lệ dù vẫn còn đông khách. Trong lúc chị dọn hàng, chồng chị nhanh chóng thay quần áo tươm tất cho con trai để cả nhà chuẩn bị về thăm ông bà nội. “Cũng chẳng xa xôi gì, nhưng từ sau dịch đến nay cứ tất bật buôn bán, vợ chồng con cái chẳng có thời gian về chơi với ông bà. Mấy nay gọi điện nghe nói ông đau nhiều, đi lại khó khăn, hay nhức mỏi, nghĩ lại thấy chạnh lòng quá. Mình còn trẻ khỏe, còn nhiều thời gian, trong khi sức khỏe cha mẹ thì ngày một yếu. Hôm nay, cả nhà tranh thủ về ăn bữa cơm với ông bà cho đỡ nhớ mong”, chị Minh Hiền chia sẻ.
Anh Hoàng Ngọc Tuyền, hiện đang làm việc tại Quảng Ninh, cách nhà hơn 200 km chia sẻ: “Do công việc rất bận nên mình ít về quê thăm bố mẹ, có khi cả tuần cũng quên không gọi điện. Bố mẹ già không biết sử dụng điện thoại, mỗi lần muốn gọi cho con lại sang nhà hàng xóm nhờ bấm giúp”. Dịp lễ Vu Lan vừa rồi, nhìn mọi người chung quanh rộn ràng về với gia đình, anh Tuyền giật mình: ‘Liệu mình đã dành đủ yêu thương, chăm sóc cho bố mẹ hay chưa?’, nhất là khi sức khỏe bố mẹ cũng đang dần yếu, không có nhiều thời gian để chờ chúng ta mãi.
Giữa lịch trình bận rộn thường ngày, đôi khi những đứa con trưởng thành quên mất điều quan trọng chính là dành thật nhiều thời gian bên cha mẹ. Tựa như hoa đủ dưỡng chất sẽ khoe sắc đỏ trước sân nhà, hoa hồng trên ngực áo cũng sẽ nở thắm tươi khi những người trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bậc sinh thành bằng thật nhiều “dưỡng chất”: từ những ly sữa mỗi ngày, từ bài tập dưỡng sinh buổi sáng, từ bữa cơm gia đình đông vui, hay từ những yêu thương.
2. Vẹn tròn yêu thương cùng món quà sức khỏe
Thời gian quan tâm, chăm sóc cha mẹ càng ý nghĩa và quan trọng hơn khi sức khỏe cha mẹ đang ngày một yếu đi, phần vì tuổi tác đã cao, phần vì những ảnh hưởng từ dịch bệnh.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy tình trạng đuối sức, mệt mỏi người lớn tuổi thường gặp phải do mất cơ cũng đi kèm nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như: giảm lực cầm nắm của tay tới 38%, giảm khoảng cách đi bộ đến 13%, tăng nguy cơ té ngã lên đến 94%. Mất cơ cũng là nguyên nhân dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch.
Để đáp ứng đầy đủ chất cho cơ thể, tăng cường sức khoẻ và khả năng miễn dịch, người lớn tuổi cần chế độ ăn cân đối và đầy đủ các nhóm dưỡng chất, giàu dinh dưỡng, tăng cường chất đạm với nhiều rau, quả, ngũ cốc nguyên cám, chất béo có lợi cùng các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu như canxi và vitamin D, và bổ sung thêm dưỡng chất HMB. HMB là một chất chuyển hóa của axit amin thiết yếu leucine, có vai trò hỗ trợ kích hoạt tổng hợp protein cơ, ngăn ngừa ly giải cơ giúp tăng cường sức khỏe khối cơ.
Ngoài việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong mỗi bữa ăn, người lớn tuổi cũng cần thường xuyên tập thể dục, giữ tinh thần thoải mái, suy nghĩ tích cực.
3. Tăng cường sức khỏe cho cha mẹ với Yến Sào.
Tăng cường sức đề kháng
Thành phần của Yến Sào với hơn 50% là protein, nó có chứa đến 18 loại axit amin, 4 vitamin và 16 khoáng chất cần thiết cho cơ thể, có thể giúp hỗ trợ cải thiện hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng một cách tự nhiên, từ đó nâng cao sức khoẻ cho người lớn tuổi.
Giúp Hồi phục sức khoẻ sau khi bị bệnh
Yến sào có chứa 5,27% Proline và 4,69% Axit Aspartic, hai loại axit amin rất cần thiết cho việc tái tạo tế bào mới, chữa lành các mô bị tổn thương, giúp vết thương nhanh lành. Nhờ đó, người lớn tuổi sau khi bị bệnh hoặc trải qua phẫu thuật có thể sử dụng yến sào để nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.
Yến Sào là một trong những thực phẩm rất tốt giúp nâng cao sức khỏe người cao tuổi
Xương khớp chắc khỏe, dẻo dai với Yến Sào
Yến Sào có thể giúp hỗ trợ người già giảm các nguy cơ như loãng xương, thoái hoá cột sống, thoái hoá khớp… nhờ vào thành phần có chứa nhiều canxi. Thành phần Lysine và N-acetylglucosamine trong yến sào cũng giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thu canxi. Ngoài ra với thành phần Methionine hỗ trợ chống viêm khớp rất hiệu quả.
Kiểm soát bệnh tim mạch, ổn định đường huyết
Khoa học đã chứng minh Yến Sào có khả năng cải thiện chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể con người. Đối với người lớn tuổi, yến sào có thể giúp hỗ trợ giải độc, cải thiện chức năng gan thận, hô hấp, hỗ trợ kiểm soát bệnh tim mạch, ổn định đường huyết, kích thích hệ tiêu hoá… Với tỉ lệ Lipit là 0% và thành phần dinh dưỡng cao, Yến Sào là một trong những thực phẩm hỗ trợ tim mạch tốt nhất hiện nay.
Yến Sào hỗ trợ an thần, bổ não, tăng cường trí nhớ
Tuổi già thường gắn liền với chứng bệnh mất ngủ, khó ngủ, nhớ nhớ quên quên. Lúc này, một số loại Axit Amin như Phenylalanine: 4,5%, giúp bổ não, tăng cường trí nhớ và các khoáng chất kẽm, đồng, mangan… trong yến sào có thể giúp người lớn tuổi ổn định thần kinh, dễ dàng đi vào giấc ngủ. Bên cạnh đó, thành phần sắt và axit glutamic có khả năng ngăn ngừa tình trạng thiếu máu não, tăng cường hoạt động não bộ, giúp hỗ trợ cải thiện trí nhớ hiệu quả.
Người cao tuổi dùng Yến Sào như thế nào là đủ?
Người già sử dụng Yến Sào là rất tốt, tuy nhiên việc ăn quá nhiều yến sào cùng một lúc có thể khiến cơ thể bị “quá tải”, không hấp thu được hết nguồn dinh dưỡng mà loại thực phẩm này mang lại. Tốt nhất chúng ta nên chia nhỏ yến sào ra thành nhiều bữa và cho người lớn tuổi sử dụng một cách đều đặn.
Thông thường, người cao tuổi khỏe mạnh có thể dùng yến sào 2 ngày / lần, mỗi lần không 5g. Người cao tuổi đang trong quá trình điều trị bệnh thì nên dùng đều đặn mỗi ngày, mỗi lần không quá 5g. Thời điểm sử dụng yến sào lý tưởng nhất trong ngày là buổi sáng sau khi thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút.
Các món ăn từ Yến Sào dễ thực hiện và dễ sử dụng cho người cao tuổi như Yến chưng đường phèn, Yến chưng táo đỏ, chè yến hạt sen. Nhưng tốt nhất đối với người cao tuổi chúng ta chỉ nên chưng Yến với 1 lát gừng vì như vậy sẽ giúp cơ thể hấp thu được tối đa chất dinh dưỡng có trong Yến Sào.